Quả bồ kết ngoài công dụng đối với mái tóc, trái bồ kết còn được sử dụng để chữ.a mụn nhọt ngoài da và các bện.h .viêm nhiễm hô hấp thường gặp như viêm họng, ho, viêm amidan,…
Thành phần chính trong bồ kết là saponin, là một hỗn hợp có chứa chất màu vàng tạo bọt có công dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, tẩy sạch… Ngoài ra, bồ kết còn chứa hợp chất flavonozit, trong đó có saponaretin là một trong những hỗn hợp giảm rụng tóc và ngăn ngừa gàu rất hiệu quả cho tóc.
Tác dụng bồ kết đối với tóc: Thành phần chính trong bồ kết là saponin có công dụng giảm sưng tấy, sát trùng, tẩy sạch tóc… Ngoài ra, bồ kết còn chứa hợp chất flavonoit, trong đó có saponaretin là một trong những hỗn hợp giảm rụng tóc và ngăn ngừa gàu rất hiệu quả cho tóc.
Hướng dẫn sử dụng bồ kết khô
Bước 1: Nướng bồ kết Để đạt được hiệu quả tốt trong cách nấu trái bồ kết gội đầu thì trước tiên bạn phải nướng bồ kết để có mùi thơm cũng như tạo ra chất nhựa chăm sóc cho tóc. Để giữ được độ tự nhiện tốt nhất của bồ kết thì tốt nhất bạn nên nướng trên bếp có than hồng.Tùy vào tóc của bạn dày hay mỏng mà bạn sử dụng lượng bồ kết thích hợp. Bồ kết đem nướng cho tới khi có mùi thơm và màu ngã vàng cánh gián là được. Lưu ý là nướng đều cả 2 mặt trái bồ kết.
Bước 2: Nấu bồ kết gội đầu Bồ kết sau khi đã được nướng, bạn bẻ nhỏ trái bồ kết đã nướng cho vào nồi với một ít nước, đun sôi khoảng 5 – 10 phút, để bồ kết ra hết nước. Khi nước chuyển sang màu vàng nâu đậm và có bọt sủi lên là được. Hoặc bạn có thể cho bồ kết vào túi nilon đập dập bồ kết trước khi nấu để các thanh phần có trong bồ kết tan ra nhanh hơn. Sau đó bạn lọc bớt cặn nước bồ kết vừa nấu để tránh cặn và bã bồ kết bám vào tóc và da đầu khi gội. Hoặc tránh mất thời gian, bạn có thể cho bồ kết đã nướng vào một túi lọc trước khi đem nấu. Túi lọc sẽ giúp giữ cặn và bã của trái bồ kết. Nước bồ kết khi nấu xong, bạn để nguội, khi dùng bạn pha thêm nước để gội là được.
Bước 3: Cuối cùng bạn xả lại tóc với nước lạnh. Hoặc bạn dùng nước cốt chanh pha loãng với nước để xả lại tóc. Lưu ý không dùng nước nóng để xả tóc thì tóc dễ bị xơ rối khi gặp nhiệt độ cao. Bạn cũng có thể dùng một ít dầu dừa bôi lên tóc sau khi gội để dưỡng tóc.
Ngoài ra, khi thực hiện cách nấu bồ kết gội đầu trên bạn có thể kết hợp với các loại vỏ hoặc lá chứa tinh dầu như vỏ bưởi, vỏ cam, sả, hay hoa khô nhằm tăng thêm mùi thơm đặc trưng và dưỡng chất cho nước gội đầu.
Lưu ý là các nguyên liệu đi kèm này không nên cho vào quá sớm, tránh tinh dầu bốc hơi, không còn mùi thơm nữa. Lưu ý khi bạn sử dụng vỏ cam hoặc vỏ bưởi thì nên vò nát ra trước khi cho vào nước bồ kết, để tinh dầu tan ra nhanh chóng. Riêng với hoa khô thì bạn chỉ cần bóp nhẹ thôi nhé.
LƯU Ý:
+ Nước bồ kết sau khi nấu xong nên sử dụng trong ngày
+ Thành phần saponin chỉ lưu giữ hương thơm trong thời gian ngắn, vì vậy để có mủi hương thơm tự nhiên, lâu dài bạn nên nấu nước bồ kết kết hợp với vỏ bưởi, sả, vỏ cam hoặc hoa khô.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.