Trái nhàu ngâm rượu là bài thuốc quý trong dân gian. Đặc biệt là với phái mạnh, rượu nhàu giúp kích thích vị giác người dùng trong mỗi bữa ăn. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, thường xuyên bị đau nhức thì rượu nhàu chính là bài thuốc tuyệt vời.
Cách Ngâm Rượu Trái Nhàu Tốt Cho Sức Khỏe
Cách chọn quả nhàu để ngâm rượu:
Cách chọn bình ngâm rượu nhàu:
Chọn rượu để ngâm trái nhàu:
Nên chọn loại rượu trắng có nồng độ trên 40 độ hoặc có thể ngâm với rượu nếp cũng tốt.
Các bước thực hiện ngâm:
Sau khi chuẩn bị nguyên vậy liệu thì chúng ta sẽ làm các bước sau đây để ngân rượu trái nhàu khô và tươi:
+ Cách ngâm rượu nhàu khô:
Bước 1: Rửa trái nhàu với 2 lần nước sạch.
Bước 2: Bổ đôi quả nhàu làm 2 hoặc làm 4, sau đó đêm phơi khô, 5 ngày đầu phơi trực tiếp ánh nắng, 3 ngày sau phơi trong bóng râm (phoi âm can). Cẩn thận đừng để hạt quả nhàu rớt mất trong lúc phơi.
Bước 3: Sau khi phơi xong đủ 8 ngày thì chúng ta đêm trái nhàu đi sao qua với lửa nhỏ khoảng 10 -15 phút và để nguội.
Bước 4: Cho quả nhàu vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu vào để ngâm. Thường thì 1kg quả nhàu ta ngâm với 6 – 8 lít rượu.
Sau khi ngâm khoảng 30 ngày thì có thể mang ra uống được rồi.
+ Cách ngâm rượu nhàu tươi:
Bước 1: Rửa trái nhàu với 2 lần nước sạch và để ráo.
Bước 2: Bổ đôi quả nhàu làm 2 hoặc làm 4 để rượu có thể ngấm vào từng hạt nhàu.
Bước 3: Cho trái nhàu vào bình để ngâm với tỷ lệ là 1kg nhàu tươi với 3 lít rượu.
Sau trên 50 ngày là có thể dùng được.
Cách uống rượu trái nhàu hiệu quả
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong mỗi bữa ăn.
- Không nên uống quá 100ml/ lần sẽ phản tác dụng.
Tác dụng của rượu trái nhàu
- Tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tế bào ung thư, lưu thông khí huyết.
- Hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau, trị viêm phế quản, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường.
- Chữa mụn cóc.
- Chữa chứng đâu lưng, đau dây thần kinh mỏi gối.
- Chữa chứng đau nữa đầu.
Cách bảo quản rượu trái nhàu
- Tránh ánh nắng trực tiếp
- Khô ráo thoáng mát
- Nhiệt độ rơi vào khoảng 25 – 40 độ C.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.